Các phương pháp chẩn đoán Ung thư dạ dày

Ở Việt Nam, trong các loại ung thư về đường tiêu hóa thì Ung thư dạ dày là căn bệnh thường gặp nhất và đây cũng là loại ung thư gây tử vong cao thứ hai sau ung thư phổi. Mời bạn cùng chúng tôi đi vào tìm hiểu sơ qua về căn bệnh về các phương pháp chẩn đoán Ung thư dạ dày.

 

Ung thư dạ dày là tình trạng bên trong dạ dày có tế bào ung thư phát triển. Theo các nhà khoa học thì có 2 loại Ung thư dạ dày đó là ung thư tâm vị dạ dày (bao gồm cả thực quản) và ung thư không phải tâm vị dạ dày (tức ung thư xuất hiện ở các phần còn lại của dạ dày)

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, trên thế giới mỗi năm có khoảng 1 triệu người chẩn đoán bệnh Ung thư dạ dày và có hơn 800.000. Còn theo thống kê vào năm trước, ở Mỹ có tới hơn 10.000 người chết vì Ung thư dạ dày, còn ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 11.000 – 12.000 người mắc bệnh Ung thư dạ dày thì có khoảng 9.000 người tử vong. Tại Việt Nam, theo thống kê của bệnh viện K và một số bệnh viện trung ương khác thì tỷ lệ những người đi chẩn đoán ung thư dạ dày sớm chỉ dao động ở mức 10% vì vậy tỷ lệ chữa khỏi không được cao. Đây là những con số khá báo động.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của Ung thư dạ dày

Ngày nay, Ung thư dạ dày vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân rõ ràng. Các chuyên gia y học cũng đã tìm ra được một vài nguyên nhân gây bệnh như sau:

  • Vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày.
  • Giới tính: Theo nghiên cứu thì nguy cơ mắc bệnh Ung thư dạ ở đàn ông gấp 2 lần phụ nữ.
  • Di truyền: Trong gia đình mà bố, mẹ hay anh chị em ruột bị Ung thu dạ dày thì thành viên còn lại cũng có nguy cơ mắc Ung thư dạ dày.
  • Nhóm máu: Y học đã chứng minh những người nhóm máu A có nguy cơ mắc Ung thư dạ dày cao hơn người mang các nhóm máu khác.
  • Độ tuổi: Những người có độ tuổi trên 40 có nguy cơ mắc bệnh Ung thư dạ dày cao hơn những người trẻ tuổi.
  • Lối sống, sinh hoạt: Làm việc quá sức, ăn uống không hợp vệ sinh, không điều độ, ăn nhiều đồ ăn gây kích thích niêm mạc dạ dày, uống nhiều rượu bia… cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh Ung thư dạ dày.
  • Biến chứng từ một số bệnh liên quan: viêm dạ dày mạn tính, polyp dạ dày, thiếu máu ác tính, tiền sử phẫu thuật dạ dày, chuyển sản ruột, xơ gan mà không được chữa trị triệt để.

 

Các phương pháp chẩn đoán Ung thư dạ dày

Y học ngày càng phát triển, các phương pháp chẩn đoán bệnh cũng không ngừng tăng thêm giúp cho việc chẩn đoán tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác hơn. Bệnh Ung thư dạ dày cũng có khá nhiều phương pháp chẩn đoán, sau đây tôi xin giới thiệu những phương pháp chẩn đoán hiệu quả bệnh Ung thư dạ dày:

Nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày 1

Nội soi dạ dày được coi là phương pháp chẩn đoán hiểu quả cho bệnh Ung thư dạ dày sớm. Nội soi dạ dày là việc bác sĩ dùng một ống nhỏ với đầu dò xâm nhập vào dạ dày qua đường họng. Nội soi có thể giúp cho bác sĩ phân biệt được ổ loét là lành tính hay ác tính. Xác định được phạm vi vùng tổn thương ở dạ dày để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Chụp X – quang

Chụp X – quang có thể giúp bác sĩ phát hiện được tế bào ung thư ẩn nấp trong niêm mạc dạ dày hay dưới lớp nhày dạ dày và từ đó có thể tìm ra được mối quan hệ giữa mức độ xâm lấn của tế bào ung thư với loại hình Ung thư dạ dày . Với phương pháp chẩn đoán này người bệnh sẽ phải uông dung dịch Bari – dung dịch giúp phát sáng trên phim X – quang theo đường tiêu hóa đi ra ngoài.

Siêu âm dạ dày

Siêu âm dạ dày để bác sĩ theo dõi quá trình phát triển của Ung thư dạ dày để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Đây là phương pháp chẩn đoán tương đối mới, chẩn đoán bằng phương pháp này có thể trực tiếp quan sát được các lớp ở dạ dày, hiểu được toàn diện về khối u.

Chụp CT

Phương pháp chẩn đoán CT Scanner giúp hiển thị rõ ràng phạm vi phát triển của những tế bào ung thư ở trong và ngoài dạ dày. Phương pháp chẩn đoán này nên dùng với những bệnh nhân Ung thư dạ dày ở giai đoạn giữa và cuối để phán đoán sự di căn và xâm lấn của tế bào ung thư đồng thời kiểm tra xem ung thư dạ dày đã di căn theo đường bạch huyết hay chưa.

Xét nghiệm dịch vị

Bệnh nhân bị Ung thư dạ dày thường thì dịch vị sẽ có độ acid giảm hoặc không có dịch vị. Nếu xét nghiệm vừa thấy vết loét ở dạ dày vừa xét nghiệm không có dịch vị thì đây là dấu hiệu của tổn thương ác tính.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu bao gồm CEA test. CEA là kháng nguyên có mặt trong các tế bào Ung thư, nó xuất hiện trong khoảng 50% số người bị Ung thư dạ dày.

Bệnh Ung thư dạ dày có tiến triển nhanh, khó phát hiện nên rất nguy hiểm với người bệnh. Vì vậy việc thăm khám và chẩn đoán kịp thời rất quan trọng để các bác sĩ chẩn đoán được đúng nguyên nhân, giai đoạn phát triển của bệnh và từ đó đưa ra được giải pháp phù hợp nhất để điều trị cho người bệnh. Vì vậy khi có những dấu hiệu của bệnh Ung thư dạ dày hay bị dạ dày do vi khuẩn HP thì bạn cần đến trung tâm y tế chuyên khoa thăm khám tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

dân văn phòng loét dạ dày lối sống sức khoẻ ung thư
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.